Cuộc tranh luận Thức ăn kiêng

Trong những loại thức ăn kiêng, hàm lượng đường được thay thế bằng chất có chứa ít calo hơn, có một vài cuộc tranh cãi về tính khả thi của phương pháp này rằng chất dùng để thay thế chất đường tự bản thân nó tiềm ẩn sự nguy hiểm. Chất tạo ngọt nhân tạo là đề tài được xem xét kỹ lưỡng trong nhiều thập niên, nhưng theo Viện ung thư Quốc gia và các cơ quan y tế khác, chẳng có bất kỳ cơ sở khoa học nào chứng minh được rằng hợp chất tạo ngọt nhân tạo nào được cấp phép đưa vào tiêu dùng ở Hoa Kỳ, bởi vì nó là chất gây ung thư hay những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vô số những nghiên cứu khoa học khác đồng ý rằng chất tạo ngọt nhân tạo thường an toàn trong mức độ nào đó, thậm chí cho phụ nữ có thai.

Trong nhiều thực phẩm ít béo và không chứa chất béo thì mỡ được thay thế bằng đường, tinh bột, hoặc những nguyên liệu giàu năng lượng khác, và việc giảm năng lượng thiết yếu là không đáng kể, nếu có. Hơn nữa, lượng đường có thể đồng hóa được vượt quá mức bình thường (cũng như là bất kỳ chất dinh dưỡng đa lượng nào) được chuyển hóa thành mỡ. Việc tăng cân không lành mạnh này chỉ dược hỗ trợ bằng ảnh hưởng của chất bảo quản và chất phụ gia có mặt trong thực phẩm mà đáng lẽ chúng không nằm trong thành phần của các thực phẩm dán nhãn ' thực phẩm ăn kiêng '.[2]

Sau cùng, có nhiều cuộc tranh cãi về sự đóng góp của thức ăn kiêng và những ngành công nghiệp giảm cân nhằm phục vụ những người có thân hình thừa cân, béo phệ, xảy ra phổ biến ở nữ giới.

Một vài cuộc tranh cãi khác không tán thành với ý tưởng thức ăn kiêng là thiết yếu, huống chi là hấp dẫn.